Người dân TP HCM chuẩn bị phải đóng phí xe máy
Nếu HĐND TP HCM thông qua, người đi xe máy trên địa bàn TP HCM (kể cả tạm trú) sẽ phải nộp phí từ 50.000 đến 150.000 đồng mỗi năm.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND thành phố về việc chuẩn bị triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Tiếp đó, xe có dung tích xylanh đến 100 cm3 có mức 50.000 đồng 1 năm (giảm 10.000 đồng so với đề xuất trước đó), loại từ trên 100 cm3 đến 175 cm3 là 120.000 đồng (giảm 30.000 đồng so với đề xuất), trên 175 cm3 là 150.000 đồng. Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ 1 xylanh mức phí đề xuất 2.160.000 đồng / 1 năm (không bao gồm xe máy điện).
Nếu được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp vào tháng 9 tới, các người sử dụng xe máy trên địa bàn sẽ bắt đầu nộp phí sử dụng đường bộ từ đầu năm sau. Ảnh: Hữu Công.
Sở cho biết, việc đề xuất mức thấp nhất với người sử dụng xe máy có dung tích xi lanh đến 100 cm3 là nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn. Với người có mức thu nhập cao (sử dụng xe có dung tích xi lanh trên 175 cm3) cơ quan này đề xuất áp dụng mức cao nhất so với quy định tại Thông tư 197 của Bộ Tài chính.
UBND cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí và chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ. Căn cứ tờ khai của người sử dụng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sẽ thu phí và phát biên lai.
Nếu HĐND TP HCM được thông qua tại kỳ họp vào tháng 9 tới, Sở đề xuất UBND thành phố cho phép triển khai thu phí từ 1/1/2015, và không truy thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/1/2013 để khuyến khích người dân, tạo tâm lý đồng thuận khi triển khai.
Theo thống kê mới nhất, tại TP HCM hiện có gần 6 triệu xe máy đăng ký (chưa kể xe của người tạm trú), nhiều nhất cả nước. Hà Nội có khoảng 4 triệu chiếc và đã thu phí sử dụng đường bộ từ tháng 8/2013 với mức 50.000 đồng với xe có dung tích dưới 100 cm3 và gấp đôi với loại xe còn lại. Đó là mức phí thấp nhất trong khung phí bảo trì đường bộ được Bộ Tài chính ban hành.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa có báo cáo gửi UBND thành phố về việc chuẩn bị triển khai thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Tiếp đó, xe có dung tích xylanh đến 100 cm3 có mức 50.000 đồng 1 năm (giảm 10.000 đồng so với đề xuất trước đó), loại từ trên 100 cm3 đến 175 cm3 là 120.000 đồng (giảm 30.000 đồng so với đề xuất), trên 175 cm3 là 150.000 đồng. Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ 1 xylanh mức phí đề xuất 2.160.000 đồng / 1 năm (không bao gồm xe máy điện).
Nếu được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp vào tháng 9 tới, các người sử dụng xe máy trên địa bàn sẽ bắt đầu nộp phí sử dụng đường bộ từ đầu năm sau. Ảnh: Hữu Công.
Sở cho biết, việc đề xuất mức thấp nhất với người sử dụng xe máy có dung tích xi lanh đến 100 cm3 là nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn. Với người có mức thu nhập cao (sử dụng xe có dung tích xi lanh trên 175 cm3) cơ quan này đề xuất áp dụng mức cao nhất so với quy định tại Thông tư 197 của Bộ Tài chính.
UBND cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí và chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử dụng đường bộ. Căn cứ tờ khai của người sử dụng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sẽ thu phí và phát biên lai.
Nếu HĐND TP HCM được thông qua tại kỳ họp vào tháng 9 tới, Sở đề xuất UBND thành phố cho phép triển khai thu phí từ 1/1/2015, và không truy thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/1/2013 để khuyến khích người dân, tạo tâm lý đồng thuận khi triển khai.
Theo thống kê mới nhất, tại TP HCM hiện có gần 6 triệu xe máy đăng ký (chưa kể xe của người tạm trú), nhiều nhất cả nước. Hà Nội có khoảng 4 triệu chiếc và đã thu phí sử dụng đường bộ từ tháng 8/2013 với mức 50.000 đồng với xe có dung tích dưới 100 cm3 và gấp đôi với loại xe còn lại. Đó là mức phí thấp nhất trong khung phí bảo trì đường bộ được Bộ Tài chính ban hành.